Nguyên nhân Nội_chiến_Tây_Ban_Nha

Bối cảnh lịch sử

Tây Ban Nha đã trải qua nhiều cuộc nội chiếnnổi loạn, do cả hai phe cải cách và bảo thủ tiến hành nhằm giành chính quyền từ tay đối phương. Trong khi những người thuộc trường phái cải cách tìm cách xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế thủ cựu để thành lập một hình mẫu nhà nước mới, phần lớn những người theo phái bảo thủ trong hệ thống chính trị của Tây Ban Nha tìm cách làm chệch hướng những cải cách đó và duy trì chế độ quân chủ. Những người ủng hộ vương triều Carlos, còn được gọi là những người Carlistas, và dòng dõi của ông tập hợp dưới khẩu hiệu "Chúa, Đất nước và Nhà vua", và đấu tranh cho chủ nghĩa chuyên chế truyền thống của Tây Ban Nha, cũng như Đức tin Công giáo, chống lại chủ nghĩa tự do và sau này, chủ nghĩa cộng hòa của chính phủ Tây Ban Nha thời gian đó.

Có một số lý do dẫn đến chiến tranh, trong đó bao gồm nhiều vấn đề căng thẳng kéo dài trong nhiều năm. Tây Ban Nha đã trải qua một số chế độ cai trị kể từ sau cuộc Chiến tranh Napoleon từ đầu thế kỷ 19. Vương triều của vua Alfonso XIII kéo dài từ năm 1887 tới năm 1924, được thay thế bởi chế độ độc tài quân sự của Primo de Rivera. Tới năm 1928, chế độ này được kế tiếp bằng một vương triều kéo dài hai năm, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập năm 1931. Nền cộng hòa được lãnh đạo bởi một liên minh các đảng cánh tảtrung dung. Họ tiến hành một số cải cách gây ra nhiều tranh cãi, như luật Đất đai năm 1932, phân bố đất nông nghiệp cho nhiều nông dân nghèo. Hàng triệu người Tây Ban Nha vốn sống trong sự nghèo khổ cùng cực dưới sự cai trị khắc nghiệt của giới lãnh chúa chủ đất trong một hệ thống giống như chế độ phong kiến. Các cải cách đó, cộng với các hoạt động chống đối giáo hội và sự trục xuất người Hồi giáo, cũng như việc cắt giảm và cải cách quân đội, gây ra sự chống đối mạnh mẽ từ tầng lớp thượng lưu lãnh đạo cũ.

Cuộc bầu cử năm 1933 và diễn biến tiếp theo

Tình hình chính trị đã trở nên bạo lực trong mấy năm trước khi cuộc nội chiến nổ ra. Năm 1933, trong cuộc tổng tuyển cử, Liên minh Tây Ban Nha vì quyền tự trị (Confederación Española de Derechas Autónomas - CEDA), giành được hầu hết ghế trong Cortes (tức Nghị viện), nhưng không đủ để chiếm đa số. Tổng thống Niceto Alcalá Zamora không chịu mời thủ lĩnh của họ là José María Gil-Robles, thành lập chính phủ, mà thay vào đó mời Alejandro Lerroux của đảng Cộng hòa Cấp tiến, thực tế một đảng trung dung thành lập chính phủ. CEDA ủng hộ chính phủ của Lerroux; sau đó yêu cầu, và tới 1 tháng 10 1934 được chấp thuận, giữ 3 ghế bộ trưởng trong chính phủ. Chính phủ Lerroux/CEDA tìm cách vô hiệu hóa những đạo luật xã hội được chính phủ tiền nhiệm của Manuel Azaña thông qua, gây ra những cuộc tổng đình côngValenciaZaragoza, xung đột trên đường phố MadridBarcelona, rồi tới 6 tháng 10, nổ ra cuộc nổi loạn vũ trang của những người thợ mỏ ở Asturias và những người đòi tự trị ở xứ Catalunya. Cả hai cuộc nổi loạn đều bị dập tắt, tiếp theo đó là hàng loạt cuộc bắt bớ và xử án.

Việc Lerroux liên minh với cánh hữu, đàn áp khốc liệt cuộc nổi dậy năm 1934, và vụ scandal Stra-Perlo khiến cho ông và đảng của ông chỉ nhận được rất ít sự ủng hộ trong cuộc bầu cử năm 1936. (Bản thân Lerroux cũng mất ghế trong Nghị viện).

Thắng lợi của Mặt trận bình dân năm 1936 và các diễn biến tiếp theo

Cùng với việc những bất đồng nội bộ trong liên minh trở nên trầm trọng, bãi công nổ ra thường xuyên, xuất hiện những vụ nổ súng vào thành viên công đoàn và giới chức sắc tôn giáo[3]. Trong cuộc tuyển cử tháng 2 năm 1936,, Mặt trận Bình dân giành được đa số ghế trong Quốc hội. Liên minh gồm Đảng Xã hội (PSOE), hai đảng tự do (đảng Cộng hòa cánh tả của Manuel Azaña và đảng Liên minh Cộng hòa), đảng Cộng sản Tây Ban Nha, cũng như đảng dân tộc GaliciaCatalan, giành được 34,3% phiếu bầu, so với 33,2% cho Mặt trận Quốc gia dẫn đầu bởi CEDA[4]. Những người theo chủ nghĩa dân tộc xứ Basque về mặt chính thức không nằm trong thành phần Mặt trận, nhưng ủng hộ Mặt trận. Công đoàn thương mại của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ (Confederación Nacional del Trabajo - CNT), không tham gia các cuộc tuyển cử trước đó, kêu gọi các thành viên bỏ phiếu cho Mặt trận Bình dân để đáp lại một chiến dịch hứa hẹn ân xá cho các thành viên cánh tả đang ngồi tù. Đảng Xã hội từ chối tham gia tân chính phủ, thủ lĩnh của họ, Largo Caballero, được ca ngợi là "Stalin của Tây Ban Nha" bởi báo Pravda, tuyên bố với đám đông rằng cách mạng giờ là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong thâm tâm ông chỉ nhằm đến mục tiêu loại bỏ những người theo chủ nghĩa tự do và không theo chủ nghĩa xã hội ra khỏi nội các chính phủ. Các thành viên Xã hội ôn hòa như Indalecio Prieto cáo buộc những hành động của phe cánh tả như tổ chức diễu hành ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5, đả đảo, và tuyên bố tiến hành cách mạng là các hành động khiêu khích điên rồ[5].

Theo quan điểm của Quốc tế Cộng sản, việc cánh tả ngày càng mạnh mẽ, dù còn phân rẽ, và cánh hữu suy yếu là thời cơ đã chín muồi. Mục tiêu của họ là sử dụng bức màn thể chế chính trị hợp pháp để đặt cánh hữu ra ngoài vòng pháp luật và biến Tây Ban Nha thành một "cộng hòa nhân dân" như viễn cảnh của Liên Xô, với cánh tả nắm toàn quyền lãnh đạo, một mục tiêu được lặp đi lặp lại nhiều lần không những trong chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, mà trong cả các tuyên bố chính thức của PCE (Đảng Cộng sản Tây Ban Nha)[6].

Azaña trở thành Tổng thống

Thiếu sự ủng hộ của những người Xã hội, Thủ tướng Manuel Azaña, một người theo chủ nghĩa tự do, ủng hộ cải cách từng phần, dẫn đầu một chính phủ thiểu số. Tới tháng 4, quốc hội thay thế Tổng thống Niceto Alcalá-Zamora, một người ôn hòa, nhưng bị tất cả các đảng phái xa lánh, bởi Azaña. Mặc dù phe cánh hữu củng bỏ phiếu phế truất Zamora, sự kiện này là một bước ngoặt khiến nhiều người theo chủ nghĩa bảo thủ từ bỏ hoạt động chính trị trong nghị viện. Azaña bị phe cánh hữu Tây Ban Nha căm ghét ghê gớm, vì họ nhớ rằng ông là người thúc đẩy chương trình cải cách dù nghị viện bất hợp tác trong thời kỳ 1931–1933. Joaquín Arrarás, một người bạn của Francisco Franco, gọi ông là "một con nhộng đáng ghê của phe đỏ Tây Ban Nha"[7]. Các tướng lãnh Tây Ban Nha đặc biệt không ưa Azaña vì ông cắt giảm ngân sách dành cho quân đội và đóng cửa Học viện quân sự khi ông còn là Bộ trưởng bộ chiến tranh (1931). CEDA trao ngân quỹ hoạt động của mình cho tướng Emilio Mola. Nhân vật bảo hoàng José Calvo Sotelo thay thế Gil Robles của CEDA như người phát ngôn chính tại nghị viện[7].

Căng thẳng và bạo lực chính trị lên cao

Đây là giai đoạn tình hình trở nên căng thẳng. Những người cấp tiến trở nên quá khích, trong khi những người bảo thủ quay ra sử dụng lực lượng bán quân sự và cảnh vệ. Theo các số liệu chính thức, có 330 người bị ám sát, 1.511 người bị thương trong các vụ bạo lực liên quan đến chính trị; các hồ sơ cũng cho thấy có 213 vụ ám sát thất bại, 113 cuộc tổng đình công, và 160 cơ sở tôn giáo bị phá hủy[8].

Cái chết của Castillo và Calvo Sotelo

Ngày 12 tháng 7 năm 1936, José Castillo, một thành viên của đảng Xã hội và là thiếu úy trong lực lượng Vệ binh Xung kích, một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm chuyên đối phó với bạo loạn trong thành phố, bị một nhóm cực hữu giết chết tại Madrid. Ngày hôm sau, José Calvo Sotelo, thủ lĩnh của nhóm bảo thủ đối lập trong Cortes (Nghị viện Tây Ban Nha), bị Luis Cuena, thuộc một nhóm biệt kích trong thành phần Vệ binh Nhân dân chỉ huy bởi Đại tá Fernando Condés Romero, giết chết để trả thù. Condés có quan hệ gần gũi với thủ lĩnh đảng Xã hội Indalecio Prieto, và mặc dù không có gì chứng tỏ Prieto có liên hệ với quyết định giết Calvo Sotelo của Cuena, vụ ám sát một thành viên Nghị viện cũng làm dấy lên nghi vấn và phản ứng mạnh mẽ của phe Trung dung và phe Hữu.[9] Calvo Sotelo là nhân vật bảo hoàng nổi bật nhất Tây Ban Nha, và đã chống lại cái mà ông cho là sự leo thang khủng bố chống tôn giáo, sự xung công tài sản, và các cuộc cải cách ruộng đất vội vã, mà ông ta cho là theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích và chủ nghĩa Vô chính phủ. Thay vào đó, ông đề nghị thành lập một chính thể tự trị, và tuyên bố rằng nếu chính thể đó là một chính thể phát-xít, thì ông cũng là một người phát-xít.[10]

Ông cũng tuyên bố rằng binh lính Tây Ban Nha sẽ đứng lên chống lại sự vô chính phủ. Đáp lại, thủ lĩnh của những người cộng sản, Dolores Ibarruri, được biết đến với biệt danh La Pasionaria, thề rằng phát biểu đó của Calvo Sotelo sẽ là bài phát biểu cuối cùng trong Cortes.[11][12] Mặc dù các tướng lãnh Quốc gia đã ở trong giai đoạn cuối chuẩn bị cuộc nổi loạn, sự kiện Calvo Sotelo bị giết được người ta xem là tác nhân trực tiếp cho những gì xảy ra sau đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nội_chiến_Tây_Ban_Nha http://www.almendron.com/historia/contemporanea/gu... http://www.asociacionfrentedearagon1936-1939.blogs... http://www.causageneral.com http://newsaints.faithweb.com/martyrs/MSPC.htm http://www.firmaspress.com/285.htm http://www.fortwayne.com/mld/journalgazette/163351... http://www.fosacomun.com/recuerdos/1/recuerdos2.ht... http://historicaltextarchive.com/books.php?op=view... http://www.historytoday.com/dt_main_allatonce.asp?... http://www.historytoday.com/dt_main_allatonce.asp?...